4 cách tập luyện khi chấn thương

Thông thường, khi bị chấn thương, dù nặng hay nhẹ thì chúng ta có xu hướng ngừng luyện tập. Nhưng thật sự điều này không cần thiết. Vẫn có cách để duy trì tập luyện khi bị đau, tất nhiên là tập đúng cách chứ không làm cho chấn thương trở nên tệ hơn.

Chẳng hạn, bị đau vai thì tập các phần thân dưới hoặc bị đau cổ chân thì có thể tập các bài cho thân trên. Dưới đây là 4 phương cách tập luyện khi bị chấn thương.

1️⃣. Thay đổi tốc độ
Khi khỏe, chúng ta có thể tập luyện với tốc độ nhanh. Nhưn khi bị chấn thương thì bạn hãy tập với tốc độ chậm, từ ừu lại. Điều đó sẽ không làm trầm trọng chấn thương.

2️⃣. Thay đổi phạm vi chuyển động
Trong lúc chấn thương, nhất là khớp, bạn nên giảm phạm vi chuyển động với biên độ phù hợp để không bị đau.

3️⃣. Thay đổi kháng lực
Bạn có thể sử dụng tạ nhẹ hơn hoặc dây kháng lực mỏng hơn so với bình thường.

4️⃣. Thay đổi chuyển động
Khi bị chấn thương, bạn có thể thay đổi chuyển động của khớp, cơ bằng cách thay đổi động tác tập luyện của mình. Ví dụ, khi bị cổ đau chân mà muốn tập cardio thì dùng xe đạp thay vì chạy bộ. Hoặc khi bị chấn thương đầu gối, thay vì tập động tác squat cơ bản, bạn có thể tập squat xuống ghế.

Khi bị chấn thương, việc ngồi một chỗ, không hoạt động có khi khiến bạn mệt mỏi hơn. Tập luyện nhẹ nhàng với 4 phương pháp bên trên sẽ giúp bạn khỏe hơn nhiều và nhanh hồi phục chấn thương. Hy vọng các bạn sẽ có thêm cái nhìn khác về việc chấn thương cũng có thể tập luyện được.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

5 chấn thương gối thường gặp

5 chấn thương gối thường gặp

Gối là khớp lớn nhất trong cơ thể và là một trong những khớp dễ gặp chấn thương nhất. Gối có cấu tạo phức tạp gồm xương, sụn, dây chằng, gân nên cũng có nhiều dạng chấn thương khác nhau. Trong khuôn khổ bài này, 1001 Chuyện Cân Nặng chia sẻ thông tin về 5 chấn thương thường gặp tại khớp gối.

Giày cao gót gây đau cột sống

Giày cao gót gây đau cột sống

Với phụ nữ thì giày cao gót là một phụ kiện không thể thiếu để có bộ trang phục hoàn chỉnh. Giày cao gót còn giúp phụ nữ tự tin hơn, duyên dáng hơn.

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

Hoạt động thể chất nói chung và tập luyện thể dục thể thao nói riêng là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn kiểm soát được huyết áp cao. Hãy tham khảo một số hoạt động thân thiện với bệnh này nhé.

Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

7 môn thể thao cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

7 môn thể thao cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì tập luyện là một giải pháp hiệu quả giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng. Tập luyện còn giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, giảm các bệnh liên quan đến tim mạch và tăng cường sức khỏe nói chung.

6 dấu hiệu cho thấy cơ lõi (core) yếu

6 dấu hiệu cho thấy cơ lõi (core) yếu

Cơ thể được cấu tạo từ một tập hợp đa dạng gồm cơ, gân, xương và khớp. Tất cả những thành phần này đều liên kết với nhau để tạo ra một cỗ máy hoạt động hiệu quả. Phần lõi của cơ thể bao gồm các nhóm cơ bụng, cơ lưng dưới, cơ mông là “trụ sở” cho hầu hết các chuyển động của cơ thể, giúp cơ thể cân bằng và linh hoạt.

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Ở những đề tài trước, 1001 Chuyện Cân Nặng đã chia sẻ với bạn về cách hạn chế những chấn thương trong tập luyện. Tuy thế, đôi khi chúng ta cũng sẽ gặp phải nhưng chấn thương không muốn có. Một trong những loại chấn thương phổ biến đó là bong gân mắt cá chân. Chúng ta cùng tìm hiểu.