5 chấn thương gối thường gặp

Gối là khớp lớn nhất trong cơ thể và là một trong những khớp dễ gặp chấn thương nhất. Gối có cấu tạo phức tạp gồm xương, sụn, dây chằng, gân nên cũng có nhiều dạng chấn thương khác nhau. Trong khuôn khổ bài này, 1001 Chuyện Cân Nặng chia sẻ thông tin về 5 chấn thương thường gặp tại khớp gối.

* Lưu ý: Bài chỉ mang tính bổ sung kiến thức và không có mục đích điều trị, chữa trị. Nếu bạn gặp vấn đề với khớp gối, vui lòng liên hệ các bác sĩ, bệnh viện để được điều trị.

CẤU TRÚC CỦA KHỚP GỐI

1. Gãy/Nứt đầu gối (Knee Fracture)

Xương bánh chè (knee cap) bảo vệ khớp đầu gối (giữa xương đùi và xương chày) của bạn khỏi chấn thương hoặc tổn thương thêm. Khi bạn ngã hoặc va chạm, xương bánh chè là điểm tiếp xúc đầu tiên và che chắn cho các bộ phận khác nhau trong khớp gối. Điều này khiến xương bánh chè dễ bị nứt, gãy.

Tuy gãy xương đầu gối là chấn thương phổ biến nhưng cũng rất nghiêm trọng. Đầu gối cần được bất động để giúp xương lành lại hoặc đôi khi cần phẫu thuật để sửa chữa.

2. Trật khớp gối (Knee Dislocation)

Trật khớp gối xảy ra khi xương đầu gối lệch khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân là do có một tác động lớn đến đầu gối, ví dụ như ngã, va chạm hoặc tai nạn.

Trong một số trường hợp, đầu gối sẽ tự lành và trở về vị trí ban đầu. Bạn sẽ cảm thấy hơi đau, nhưng sẽ hoạt động bình thường. Nếu gối không tự lành thì cách tiếp theo là phẫu thuật điều chỉnh.

3. Đứt dây chằng đầu gối (Knee Ligament Injury)

Chấn thương dây chằng cực kỳ phổ biến trong thể thao, xảy ra khi đầu gối vận động quá mức hoặc di chuyển theo cách không tự nhiên và các dây chằng không thể hỗ trợ chuyển động.

Các dây chằng có nhiệm vụ giữ cho đầu gối ở đúng vị trí, nếu bị ép quá nhiều, chúng sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình và có thể bị giãn hoặc rách.

Các dây chằng thường bị thương nhất là các dây chằng chéo tạo nên chữ X gồm dây chằng chéo trước (ACL – Anterior Cruciate Ligament) và dây chằng chéo sau (PCL – Posterior Cruciate Ligament). Tiếp đến là các dây chằng bên: dây chằng giữa gối (MCL – Medial Collateral Ligament) và dây chằng bên gối (LCL – Lateral Collateral Ligament).

Mặc dù chấn thương dây chằng rất phổ biến, nhưng có những mức độ khác nhau về mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

  • Độ 1: Các sợi bị kéo hơi căng, gây bong gân dây chằng. Bạn sẽ không nhận thấy nhiều vết bầm tím nếu có và chỉ sưng nhẹ. Một ví dụ của loại chấn thương này là bong gân dây chằng giữa gối MCL.
  • Độ 2: Đây là khi các sợi dây chằng bị rách một phần, nhưng không đứt hẳn. Điều này khiến bạn đau và hạn chế khớp hơn độ 1. Bạn cũng có thể thấy thêm bầm tím và sưng tấy.
  • Độ 3: Chấn thương độ 3 là khi dây chằng bị đứt/rách hoàn toàn, gây cảm giác đau dữ dội. Đầu gối và vùng xung quanh sẽ rất bầm tím và sưng tấy. Một ví dụ của loại chấn thương này là rách dây chằng chéo sau LCL.

4. Rách sụn chêm (Meniscus Tear)

Rách sụn chêm xảy ra thường xuyên trong các môn thể thao có liên quan đến nhảy hoặc xoay vặn, chẳng hạn như bóng chuyền hoặc các môn thể thao mà các vận động viên thay đổi hướng nhanh chóng trong khi đang chạy bóng đá. Bất kỳ kiểu vặn, cắt hoặc xoay đầu gối nào cũng có thể dẫn đến rách sụn chêm. Đôi khi sụn chêm cũng bị rách vì mòn theo thời gian.

5. Rách gân đầu gối (Knee Tendon Tear)

Rách gân có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng đặc biệt phổ biến ở những người trung niên thường xuyên chạy bộ hoặc chơi các môn thể thao nhảy và các hoạt động khác. Khi bạn nhảy lên và tiếp đất không đúng cách là một nguyên nhân phổ biến gây chấn thương gân. Lúc đó, gân không có khả năng chống đỡ khi áp lực quá mức.

Té, ngã cũng có thể khiến gân bị kéo căng do lực tác động trực tiếp lên phía trước của đầu gối.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Giày cao gót gây đau cột sống

Giày cao gót gây đau cột sống

Với phụ nữ thì giày cao gót là một phụ kiện không thể thiếu để có bộ trang phục hoàn chỉnh. Giày cao gót còn giúp phụ nữ tự tin hơn, duyên dáng hơn.

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

Hoạt động thể chất nói chung và tập luyện thể dục thể thao nói riêng là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn kiểm soát được huyết áp cao. Hãy tham khảo một số hoạt động thân thiện với bệnh này nhé.

Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

7 môn thể thao cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

7 môn thể thao cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì tập luyện là một giải pháp hiệu quả giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng. Tập luyện còn giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, giảm các bệnh liên quan đến tim mạch và tăng cường sức khỏe nói chung.

6 dấu hiệu cho thấy cơ lõi (core) yếu

6 dấu hiệu cho thấy cơ lõi (core) yếu

Cơ thể được cấu tạo từ một tập hợp đa dạng gồm cơ, gân, xương và khớp. Tất cả những thành phần này đều liên kết với nhau để tạo ra một cỗ máy hoạt động hiệu quả. Phần lõi của cơ thể bao gồm các nhóm cơ bụng, cơ lưng dưới, cơ mông là “trụ sở” cho hầu hết các chuyển động của cơ thể, giúp cơ thể cân bằng và linh hoạt.

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Ở những đề tài trước, 1001 Chuyện Cân Nặng đã chia sẻ với bạn về cách hạn chế những chấn thương trong tập luyện. Tuy thế, đôi khi chúng ta cũng sẽ gặp phải nhưng chấn thương không muốn có. Một trong những loại chấn thương phổ biến đó là bong gân mắt cá chân. Chúng ta cùng tìm hiểu.

7 thói quen gây hại cho thận

7 thói quen gây hại cho thận

Thận là bộ lọc máu và chất thải tự nhiên của cơ thể, bài tiết nước tiểu, điều hòa thể tích máu. Thận còn có vai trò nội tiết, tham gia chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose… Mỗi người có hai quả thận để thực hiện các hoạt động trên.