6 dấu hiệu cho thấy cơ lõi (core) yếu

Cơ thể được cấu tạo từ một tập hợp đa dạng gồm cơ, gân, xương và khớp. Tất cả những thành phần này đều liên kết với nhau để tạo ra một cỗ máy hoạt động hiệu quả. Phần lõi của cơ thể bao gồm các nhóm cơ bụng, cơ lưng dưới, cơ mông là “trụ sở” cho hầu hết các chuyển động của cơ thể, giúp cơ thể cân bằng và linh hoạt.

Phần cơ lõi thường ít được lưu ý khi tập luyện, nhất là cơ lưng dưới. Và khi cơ lõi yếu, bạn sẽ gặp một số vấn đề sau.

1️⃣. Đau lưng dưới

Nếu bạn thường đau nhức lưng dưới sau khi đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ lõi bạn bị yếu. Cơn đau đôi khi âm ỉ hoặc nghiêm trọng hơn là đau nhói.

2️⃣. Tư thế không chuẩn

Bạn có cảm thấy khó khăn khi phải đứng thẳng lưng? Hay bạn có thấy mình thường thỏng vai khi ngồi? Đó là những dấu hiện của tư thế sai. Và nguyên nhân có thể là do cơ lõi bạn yếu.

3️⃣. Cân bằng kém

Nếu bạn thường bị mất thăng bằng trong lúc đi, đứng hay gập duỗi thì có thể là do cơ lõi yếu. Cơ lõi chịu trách nhiệm cho sự cân bằng của cơ thể.

4️⃣. Không thể đứng lâu

Bạn có cảm thấy mệt mỏi, khó khăn khi phải đứng lâu không? Hoặc khi đứng hơi lâu, bạn cảm thấy đau lưng dưới, rồi từ từ đau hông, chân, gối, mắt cá, bàn chân? Những cơn đau của phần thân dưới trong trường hợp này thường là do cơ lõi yếu.

5️⃣. Hơi thở ngắn/nông

Có nhiều nguyên nhân liên quan đến sức khỏe khiến hơi thở của bạn ngắn. Một trong những nguyên nhân đó là do cơ lõi yếu. Cơ hoành bên trong ngăn cách giữa phổi và các cơ quan tiêu hóa giúp điều tiết và kiểm soát hơi thở. Còn cơ lõi bên ngoài thì hỗ trợ cơ hoành, giúp cơ hoành hoạt động hiệu quả hơn. Nếu cơ lõi yếu thì sẽ gây ra tình trạng hơi thở ngắn, nông.

6️⃣. Cơ thể nhìn chung yếu

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy cơ thể mình yếu thì nguyên nhân là do cơ lõi yếu. Cơ lõi là cơ trung tâm toàn cơ thể nên nếu có yếu thì tất nhiên là cơ thể yếu.

———–

Vậy tập luyện như thế nào để cải thiện cơ lõi?

Bạn đã biết cơ lõi bao gồm các nhóm cơ nào rồi thì bạn cũng sẽ tập luyện cho các nhóm cơ đó, cụ thể là các bài tập bụng, mông và lưng.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

5 chấn thương gối thường gặp

5 chấn thương gối thường gặp

Gối là khớp lớn nhất trong cơ thể và là một trong những khớp dễ gặp chấn thương nhất. Gối có cấu tạo phức tạp gồm xương, sụn, dây chằng, gân nên cũng có nhiều dạng chấn thương khác nhau. Trong khuôn khổ bài này, 1001 Chuyện Cân Nặng chia sẻ thông tin về 5 chấn thương thường gặp tại khớp gối.

Giày cao gót gây đau cột sống

Giày cao gót gây đau cột sống

Với phụ nữ thì giày cao gót là một phụ kiện không thể thiếu để có bộ trang phục hoàn chỉnh. Giày cao gót còn giúp phụ nữ tự tin hơn, duyên dáng hơn.

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

6 hoạt động phù hợp để kiểm soát huyết áp cao

Hoạt động thể chất nói chung và tập luyện thể dục thể thao nói riêng là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn kiểm soát được huyết áp cao. Hãy tham khảo một số hoạt động thân thiện với bệnh này nhé.

Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

7 môn thể thao cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

7 môn thể thao cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì tập luyện là một giải pháp hiệu quả giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng. Tập luyện còn giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, giảm các bệnh liên quan đến tim mạch và tăng cường sức khỏe nói chung.

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Bong gân mắt cá chân và những điều cần biết

Ở những đề tài trước, 1001 Chuyện Cân Nặng đã chia sẻ với bạn về cách hạn chế những chấn thương trong tập luyện. Tuy thế, đôi khi chúng ta cũng sẽ gặp phải nhưng chấn thương không muốn có. Một trong những loại chấn thương phổ biến đó là bong gân mắt cá chân. Chúng ta cùng tìm hiểu.

7 thói quen gây hại cho thận

7 thói quen gây hại cho thận

Thận là bộ lọc máu và chất thải tự nhiên của cơ thể, bài tiết nước tiểu, điều hòa thể tích máu. Thận còn có vai trò nội tiết, tham gia chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose… Mỗi người có hai quả thận để thực hiện các hoạt động trên.