6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

Nếu thỉnh thoảng bạn gặp một số hiện tượng kỳ quặc trong giấc ngủ thì bạn cũng không cô đơn đâu, vì có nhiều người như bạn. Những hiện tượng này thỉnh thoảng mới diễn ra thì cũng đừng quá lo lắng. Vì lo lắng sẽ khiến bạn dễ mất ngủ.

Hãy xem các tình trạng này và cách khắc phục nhé.

1. Cơ của bạn đột nhiên giật giật khi bạn vừa mới lim dim ngủ

Tình trạng này được gọi là cơn giật đầu giấc ngủ (hypnic hoặc hypnagogic jerk), xảy ra do sợi cơ co lại. Điều này thỉnh thoảng xảy ra và rất phổ biến. Có khoảng hai phần ba số người gặp tình trạng này.

Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân hoặc vùng não nào gây ra hiện tượng này. Họ tin rằng có thể do trục trặc tín hiệu từ não đến vùng cơ cần thư giãn. Tình trạng này diễn ra cũng rất nhanh, ít hơn một giây. Chúng có thể liên quan đến cảm giác bị rơi, té hoặc cảm xúc sốc trong cuộc sống.

Một số nguyên nhân gây tình trạng giựt này bao gồm cả thiếu ngủ, dùng nhiều caffein, tình trạng ngưng thở khi ngủ, căng thẳng cảm xúc hoặc tập luyện cường độ cao.

  • Khắc phục:

Thật ra cũng chưa cần thiết làm gì trong trường hợp các cơn giựt thỉnh thoảng mới đến. Nhưng nếu chúng ảnh hưởng đến giấc ngủ thì hãy xem lại thói quen ngủ và vệ sinh giấc ngủ. Nếu có điều nào đó thay đổi để cải thiện giấc ngủ thì hãy thử nhé. Còn nếu bạn gặp những triệu chứng ngày thường xuyên thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, thay đổi tâm trí của bạn về triệu chứng này cũng giúp ích. Khi cơn giựt diễn ra, hãy nghĩ ra cơ thể đang vào giấc ngủ. Tập trung vào hơi thở và thư giãn, biết rằng não và cơ thể đang làm việc cần làm. Cứ tư duy tích cực vậy thì bạn sẽ ổn.

2. Nghe hoặc thấy điều gì đó khi đã ngủ

Hiện tượng này gọi là “ảo giác liên quan đến giấc ngủ”, diễn ra lúc bạn ngủ (gọi là ảo giác khi ngủ – hypnagogic hallucinations) hoặc lúc bạn thức giấc (ảo giác khi thức giấc – hypnopompic hallucinations). Cách giải thích dễ hiểu nhất là do não bộ đang trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê.

Đối với đa số, tình trạng ảo giác này xảy ra khi bạn vào giấc ngủ REM, nhưng thỉnh thoảng nó cũng diễn ra ở các giai đoạn khác khi bạn vẫn còn tỉnh.

  • Khắc phục:

Thật ra cũng không cần làm gì cả. Tình trạng ảo giác khi ngủ diễn ra nhiều nhất khi bạn kiệt sức. Vì vậy chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý là được. Nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng liên tục đến giấc ngủ thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

3. Bạn cảm thấy chân ngứa ngáy và không thể nằm yên vào buổi tối

Hội chứng Chân không nghỉ (Restless Legs Syndrome – RLS) là một tình trạng phổ biến diễn ra vào gần giờ ngủ. Chân, tay bạn có một cảm giác kỳ quặc và gần như không diễn tả được và khiến bạn phải di chuyển để giảm cảm giác đó.

Nguyên nhân của hội chứng này bao gồm thiếu sắt, mắc các bệnh về thận, dùng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, dùng nhiều chất cồn, caffein và nicotine. Ngoài ra cũng có thể do yếu tố di truyền.

  • Khắc phục:

Nếu tình trạng RLS thỉnh thoảng mới xảy ra, hãy xem xét bổ sung sắt. Nếu nó diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng giấc ngủ, bạn nên gặp bác sĩ.

4. Bạn thức giấc sau một giấc mơ và cả người như tê liệt

Hiện tượng này được gọi là chứng tê liệt khi ngủ (Sleep Paralysis) và có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Chứng tê liệt khi ngủ khiến bạn có trải nghiệm đáng sợ, nhưng thực ra chúng ta biết được nguyên nhân và cách khắc phục.

Trong giai đoạn ngủ REM, não bộ ra lệnh cho các cơ thư giãn và ngưng chuyển động. Nếu não bộ không làm như thế thì chúng ta sẽ phải nằm mơ suốt đêm. Đôi lúc chúng ta thức dậy ngay sau giai đoạn ngủ REM, tín hiệu này của não vẫn còn đó, nghĩa là các cơ vẫn còn ngưng chuyển động, chỉ trừ mắt và các cơ dùng để thở. Và hiện tượng tê liệt xảy ra.

  • Khắc phục:

Cho dù bạn cảm thấy sợ thì hiện tượng này cũng không nguy hiểm. Chúng chỉ kéo dài một khoảng thời gian ngắn thôi. Nhưng nếu bạn muốn giảm nguy cơ gặp tình trạng này, hãy đi ngủ và thức giấc đều đặn theo một lịch trình và nằm với tư thế khác ngoài nằm ngửa. Còn nếu bạn thường xuyên gặp trình trạng này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

5. Bạn nghe một âm thanh “bang” rất lớn khi đi ngủ hoặc khi thức giấc

Tình trạng này cũng có vẻ đáng sợ nhưng chúng hoàn toàn bình thường. Hội chứng Đầu phát nổ (Exploding Head Syndrome) là cảm giác đột ngột nghe một tiếng nổ lớn ki bắt đầu ngủ hoặc khi thức giấc. Nguyên nhân của hiện tượng liên quan đến căng thẳng và thiếu ngủ.

  • Khắc phục:

Bạn có thể lăn qua lăn lại và cố gắng nằm ngủ lại nếu bạn gặp hiện tượng này. Nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại, bạn cần xem lại mình có bị căng thẳng, tập luyện quá sức, uống nhiều nước tăng lực, cà phê không.

6. Bạn hành động trong lúc mơ ngủ

Chẳng hạn như bạn nằm mơ đang trong một trận bóng, bạn có thể tìm cách đánh vào tủ đồ hoặc đẩy bạn chung giường xuống đất. Hiện tượng này cũng xảy ra trong giai đoạn ngủ REM khi tín hiệu từ não truyền đến yêu cầu cơ ngừng chuyển động gặp vấn đề (cũng cùng nguyên nhân gây hiện tượng tê liệt bên trên).

Hiện tượng này gọi là Rối loạn Hành vi Giấc ngủ REM (REM Behavior Disorder – RBD). Nó không chỉ gây nguy hiểm cho bạn mà còn cho người ngủ chung.

  • Khắc phục:

Không giống như các hiện tượng bên trên, RBD cần được điều trị bởi bác sĩ hoặc các chuyên gia về giấc ngủ. Bạn cần được kiểm tra kỹ lưỡng về thần kinh, vì chúng có thể liên quan đến một số rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch như ăn uống lành mạnh, nạp đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Còn một cách nữa, đó là giấc ngủ. Tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và mối liên hệ giữa chúng là gì?

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Bạn có từng bị thức giấc vào lúc 2 giờ rưỡi sáng khi đang ngủ say như chết sau một đêm uống thật nhiều bia rượu? Nếu có, có lẽ bạn sẽ hứng thú tìm hiểu nguyên lý của “Đồng hồ sinh học cơ thể” – một công cụ của Y học Cổ truyền Trung Quốc. Theo đó, gan bắt đầu đào thải chất độc trong khoảng 1-3 giờ sáng.

5 giai đoạn của giấc ngủ

5 giai đoạn của giấc ngủ

Ai cũng biết giấc ngủ đầy đủ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi chúng ta ngủ, cơ thể phục hồi, sửa chữa cơ bắp, phát triển xương, cải thiện trí nhớ… Nhưng chắc không phải ai cũng biết, một giấc ngủ trải qua nhiều chu kỳ ngủ (sleep circle).

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

Giấc ngủ ngon giúp cơ thể xây dựng cơ bắp, phát triển xương khớp, điều chỉnh hóc-môn… Có những điều bạn đã thuộc nằm lòng nhưng có thể bạn chưa biết một số điều về giấc ngủ.

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, giảm năng lượng mà còn ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, bao gồm cả sự mất cân bằng của các hóc-môn. Sự rối loạn các hóc-môn này lại khiến bạn bị mất ngủ. Vòng lẩn quẩn này lặp đi lặp lại.