Mối liên hệ giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch

Có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch như ăn uống lành mạnh, nạp đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Còn một cách nữa, đó là giấc ngủ. Tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và mối liên hệ giữa chúng là gì?

1️⃣. Bạn khỏe hơn khi ngủ đủ

Giấc ngủ và hệ miễn dịch có mối liên hệ sinh học với nhau. Nếu hệ miễn dịch bị suy giảm thì giấc ngủ sẽ không ngon và ngược lại.

Một nghiên cứu nhỏ lấy mẫu máu của các cặp song sinh giống hệt nhau phát hiện ra rằng những người ít ngủ hơn có hệ miễn dịch kém hơn những anh chị em có giấc ngủ ngon.

Khi bạn bị bệnh, bạn ngủ không ngon, giấc ngủ kém chất lượng sẽ ức chế lên hệ miễn dịch, điều này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.

Chức năng hệ miễn dịch và chất lượng giấc ngủ được kết nối với nhau rất chặt chẽ. Khi bạn ngủ ngon, hệ miễn dịch tốt thì bạn có thể làm nhiều việc nhưng nếu giấc ngủ bạn không tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

2️⃣. Tại sao giấc ngủ lại tăng cường hệ miễn dịch

Việc này liên quan tới một loại protein được giải phóng bởi hệ miễn dịch có tên gọi là cytokine. Cytokine giống như chiến binh bảo vệ cơ thể khỏi những kẻ xâm lược từ bên ngoài và sẵn sàng ra trận ngay khi cơ thể bị viên nhiễm. Nó còn giúp làm lành các chấn thương, vết thương.

Nếu bạn ngủ không đủ thì việc sản xuất cytokine sẽ bị giảm đi. Cùng với đó sự phát triển của các kháng thể chống nhiễm trùng, làm cho việc phòng vệ virus của bạn kém hơn.

Ngoài ra, việc thiếu ngủ còn khiến bạn dễ gặp chấn thương khi tập luyện. Khi ngủ sâu, cơ thể sẽ tiết ra một loại hóc-môn giúp bạn phục hồi cơ bắp đồng thời giúp tổng hợp protein tốt cho cơ thể. Cũng giống như khi bị bệnh, nếu bạn ngủ không đủ cơ thể sẽ phục hồi chậm, khi bị chấn thương nếu bạn không nghỉ ngơi, ngủ đủ thì chấn thương sẽ lâu phục hồi.

3️⃣. Giấc ngủ ngon giúp bạn khỏe hơn

Ngoài đủ thời gian cần thiết, một giấc ngủ ngon còn bao gồm cả chất lượng ngủ cao. Có những người ngủ đủ 7 – 9 tiếng/đêm nhưng lại thường xuyên thức dậy vào ban đêm hoặc khi dậy sẽ cảm thấy uể oải, điều này chứng tỏ chất lượng giấc ngủ kém.

Hy vọng với những chia sẻ trên của 1001 Chuyện Cân Nặng thì bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ cơ thể mình nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

6 điều kỳ quặc bạn có thể gặp trong giấc ngủ

Nếu thỉnh thoảng bạn gặp một số hiện tượng kỳ quặc trong giấc ngủ thì bạn cũng không cô đơn đâu, vì có nhiều người như bạn. Những hiện tượng này thỉnh thoảng mới diễn ra thì cũng đừng quá lo lắng. Vì lo lắng sẽ khiến bạn dễ mất ngủ.

Hãy xem các tình trạng này và cách khắc phục nhé.

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Thời gian hoạt động của cơ thể theo đồng hồ sinh học

Bạn có từng bị thức giấc vào lúc 2 giờ rưỡi sáng khi đang ngủ say như chết sau một đêm uống thật nhiều bia rượu? Nếu có, có lẽ bạn sẽ hứng thú tìm hiểu nguyên lý của “Đồng hồ sinh học cơ thể” – một công cụ của Y học Cổ truyền Trung Quốc. Theo đó, gan bắt đầu đào thải chất độc trong khoảng 1-3 giờ sáng.

5 giai đoạn của giấc ngủ

5 giai đoạn của giấc ngủ

Ai cũng biết giấc ngủ đầy đủ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi chúng ta ngủ, cơ thể phục hồi, sửa chữa cơ bắp, phát triển xương, cải thiện trí nhớ… Nhưng chắc không phải ai cũng biết, một giấc ngủ trải qua nhiều chu kỳ ngủ (sleep circle).

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

7 điều bạn có thể chưa biết về giấc ngủ

Giấc ngủ ngon giúp cơ thể xây dựng cơ bắp, phát triển xương khớp, điều chỉnh hóc-môn… Có những điều bạn đã thuộc nằm lòng nhưng có thể bạn chưa biết một số điều về giấc ngủ.

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ và sự rối loạn hóc-môn

Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, giảm năng lượng mà còn ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, bao gồm cả sự mất cân bằng của các hóc-môn. Sự rối loạn các hóc-môn này lại khiến bạn bị mất ngủ. Vòng lẩn quẩn này lặp đi lặp lại.