4 thói quen hàng ngày gây hại cho sức khỏe

Đây là những thói quen mà bạn tưởng chừng đơn giản, không gây hại nhưng bạn sẽ bất ngờ cho mà xem:

1️⃣ Uống nước từ chai nhựa:

Nhiều bạn cho rằng uống nước trong chai nhựa là an toàn nhưng thực tế không phải loại chai nhựa nào cũng an toàn và thân thiện với môi trường. Đặc biệt khi chai nhựa tiếp xúc với nhiệt độ cao như trong xe ô-tô, ngoài trời nắng nóng… thì lớp nhựa giải phóng một loại hóa chất độc hại (bisphenol A) vào nước uống, gây ảnh hưởng đến hệ nội tiết, tăng nguy cơ bệnh lạc nội mạc tử cung và ung thư vú.

2️⃣ Ăn quá nhanh:

Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn và nhai quá nhanh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ và gây tăng cân. Những người ăn nhanh có xu hướng ăn nhiều. Thông thường, cơ thể mất khoảng 20 phút từ lúc ăn để truyền tín hiệu từ lên não, báo hiệu đã no và ngừng. Những người ăn nhanh thì bao tử no nhanh, nhưng não chưa kịp tiếp nhận thông tin để báo bạn ngừng ăn. Thế là bạn cứ ăn đến thừa.

3️⃣ Uống quá nhiều nước trái cây:

Ai cũng biết, uống nước trái cây rất tốt cho sức khỏe vì trong trái cây có nhiều vitamin. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều thì lại có hại. Trong nước ép trái cây các loại nói chung chứa nhiều đường fructose. Khi nạp quá nhiều, bạn sẽ có thể bị sâu răng, tiểu đường và béo phì.

4️⃣ Ăn quá nhiều muối:

Muối giúp cho các món ăn ngon hơn. Nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều muối, hoặc ăn quá mặn, bạn sẽ bị có nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim và ung thư dạ dày. Mặc dù muối cần thiết cho cơ thể, nhưng muối cũng giữ nước. Lượng nước này có thể gây tăng huyết áp, ảnh hưởng đến tim, động mạch, thận.

Thật bất ngờ phải không nào, bạn có đang mắc phải thói quen nào không? 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Khi mình chia sẻ về việc dùng TPBS cho người lớn tuổi, là nhóm người dễ gặp một số vấn đề về dinh dưỡng như các bệnh lý, sự hạn chế hấp thu dưỡng chất do tuổi tác, thói quen ăn uống không lành mạnh từ thời trẻ…, mình thường gặp một số phản đối.

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Vòng một phụ nữ, cụ thể là bầu ngực, nơi mà phụ nữ chúng mình thường đo để coi vòng ngực mình nhiu á, được cấu tạo chính từ mô liên kết và mô mỡ. Mà mỡ thì càng tập càng giảm ạ. Sau một thời gian tập, mình phải giảm size áo ngực luôn.

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Bạn háo hức bắt đầu chương trình tập luyện, rồi bạn thấy sảng khoái sau buổi tập đầu tiên, cho đến ngày hôm sau. Bạn thấy cơ thể ê ẩm như vừa bị đánh, bạn đau khắp người, rồi bạn tự hỏi tập tành kiểu gì mà đau quá thể. (Và có thể bạn sẽ bỏ tập ngay sau đó vì đau). Đó là hiện tượng Đau Cơ Khởi Phát Chậm (Delayed Onset Muscle Soreness – DOMS).

10 tác động của tập luyện tới não bộ

10 tác động của tập luyện tới não bộ

Có lẽ ai cũng biết tập luyện giúp bạn cải thiện sức khỏe, cân nặng cũng như năng lượng. Nhưng bạn đã biết tập luyện tác động thế nào đến não bộ chưa?

7 lầm tưởng trong giảm cân

7 lầm tưởng trong giảm cân

Rất nhiều người “đánh vật” với việc giảm cân, nào là detox, nào là nhịn ăn, rồi low-carb… khiến cho việc giảm cân trở nên khó khăn. Giảm cân chỉ gói gọn trong cụm từ “thâm hụt calo” (calories deficit). Nghĩa là lượng calo nạp vào phải ít hơn lượng calo tiêu hao. Đơn giản vậy thôi.

Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Số cân nặng luôn là mục tiêu của nhiều người, nhất là những người cần giảm cân. Rồi họ lao vào tập luyện, thay đổi chế độ ăn uống, số cân nặng vẫn không thay đổi nhiều như mong muốn. Họ thất vọng, họ chán nản, họ căng thẳng, rồi họ lại tăng cân.