8 thói quen gây hại cho sức khỏe (và cách khắc phục)

Có những thói quen hàng ngày chúng ta tưởng chừng là bình thường nhưng lại gây hại không nhỏ tới sức khỏe. Hôm nay 1001 Chuyện Cân Nặng sẽ chia sẻ 8 thói quen mà các bạn thường mắc phải nhé.

1️⃣. Để ví ở túi quần sau và ngồi lên

Nam giới thường có thói quen để ví tiền, giấy tờ ở túi quần sau. Việc này có vẻ tiện lợi nhưng lại ảnh hưởng đến cột sống. Dù chỉ ngồi 15 phút mỗi ngày thì bạn vẫn có nguy cơ vẹo cột sống, đau lưng mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng cột sống.

>> Đề xuất: Rút ví ra khi ngồi, hoặc để ví ở những vị trí khác (trong túi xách, cặp táp, túi trước…)

2️⃣. Dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Dùng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ khiến chúng ta chìm vào giấc ngủ khó khăn, ngủ không ngon, tăng cân, mệt mỏi vào ban ngày. Ngoài ra, chúng còn khiến chúng ta giảm năng suất làm việc, học tập và tăng mức độ căng thẳng.

>> Đề xuất: Tốt nhất là nên tránh xa các thiết bị điện tử trong khoảng một giờ trước khi đi ngủ.

3️⃣. Rửa tay bằng nước ấm

Chúng ta biết nước nóng diệt vi khuẩn. Nhưng đó phải là loại nước sôi, có khả năng gây bỏng. Mà nước đó thì không thể dùng rửa tay. Các nghiên cứu cho thấy nước lạnh và nước nóng đều có khả năng diệt vi khuẩn.

>> Đề xuất: Nếu không thể dùng nước sôi, hãy dùng nước lạnh, không nên dùng nước ấm (pha nóng + lạnh). Chưa kể nước ấm có thể làm mềm tay, khiến tay bạn nhạy cảm hơn với vi khuẩn.

4️⃣. Đánh răng ngay sau khi ăn xong

Răng của chúng ta được bảo vệ bởi men răng. Các axit trong thức ăn sẽ phá hủy lớp men này. Vì thế, răng thường ở thể trạng yếu nhất sau khi chúng ta ăn xong. Thật may là cơ thể có cơ chế tự cân bằng lượng axit nhờ sự trợ giúp của nước bọt. Nhưng điều này cần phải có thời gian.

>> Đề xuất: Bạn nên chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn rồi mới đánh răng nhé.

5️⃣. Làm sạch tai bằng tăm bông

Ngoáy tai tưởng giúp làm sạch tai nhưng thật ra có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi ngoáy tai, bạn có thể vô tình đẩy ráy ta vào sâu ống tai hơn. Điều này dẫn đến nhiễm trùng, thủng màng nhỉ, ù tai và ráy tai bị ảnh hưởng.

Ráy tai có vai trò như tấm lọc, giúp ngăn bụi bẩn lọt vào ống tai.

>> Đề xuất: Bạn có thể để ráy tai khô tự nhiên và rơi ra hoặc làm sạch tai bằng khăn là được rồi.

6️⃣. Dùng máy sấy tay ở các toa-lét

Máy sấy tay là một phát minh tiện lợi, thân thiện với môi trường hơn khăn giấy nhưng lại ẩn chứa rủi ro cho sức khỏe. Máy sấy tay ở các toa-lét công cộng chứa rất nhiều vi khuẩn, mầm bệnh từ phân người. Khi bạn sấy tay, máy sấy “thổi” cả vi khuẩn vào tay bạn.

>> Đề xuất: Nên sử dụng khăn giấy để lau khô tay.

7️⃣. Ngủ quá nhiều

Ngủ là khoảng thời gian cơ thể được nghỉ ngơi bình phục. Nhưng ngủ quá nhiều thường xuyên sẽ tăng tỷ lệ tử vong, trầm cảm, tim mạch, béo phì và suy giảm chức năng của não.

>> Đề xuất: Tùy mỗi người mà thời gian ngủ khác nhau. Nhưng thời gian trung bình để có giấc ngủ ngon là khoảng từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.

8️⃣. Ngồi quá nhiều cả ngày

Ngồi quá nhiều dễ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe như tử vong sớm, tiểu đường tuýp 2, tim mạch và béo phì. Ngoài ra, ngồi nhiều còn khiến cơ thể ít tiêu hao năng lượng, dẫn đến tăng cân, béo bụng.

>> Đề xuất: Nếu công việc của bạn cần ngồi nhiều thì thỉnh thoảng bạn hãy thử đứng dậy, đi đi lại lại sau mỗi 30 phút. Hoặc đứng nghe điện thoại thay vì ngồi. Hoặc đi bộ nhẹ nhàng một chút rồi vào làm việc lại.

Bạn có thấy những thói quen này khá là quen không? Bạn hay mắc những thói quen nào nhất, hãy bình luận ngay bên dưới nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Khi mình chia sẻ về việc dùng TPBS cho người lớn tuổi, là nhóm người dễ gặp một số vấn đề về dinh dưỡng như các bệnh lý, sự hạn chế hấp thu dưỡng chất do tuổi tác, thói quen ăn uống không lành mạnh từ thời trẻ…, mình thường gặp một số phản đối.

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Vòng một phụ nữ, cụ thể là bầu ngực, nơi mà phụ nữ chúng mình thường đo để coi vòng ngực mình nhiu á, được cấu tạo chính từ mô liên kết và mô mỡ. Mà mỡ thì càng tập càng giảm ạ. Sau một thời gian tập, mình phải giảm size áo ngực luôn.

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Bạn háo hức bắt đầu chương trình tập luyện, rồi bạn thấy sảng khoái sau buổi tập đầu tiên, cho đến ngày hôm sau. Bạn thấy cơ thể ê ẩm như vừa bị đánh, bạn đau khắp người, rồi bạn tự hỏi tập tành kiểu gì mà đau quá thể. (Và có thể bạn sẽ bỏ tập ngay sau đó vì đau). Đó là hiện tượng Đau Cơ Khởi Phát Chậm (Delayed Onset Muscle Soreness – DOMS).

10 tác động của tập luyện tới não bộ

10 tác động của tập luyện tới não bộ

Có lẽ ai cũng biết tập luyện giúp bạn cải thiện sức khỏe, cân nặng cũng như năng lượng. Nhưng bạn đã biết tập luyện tác động thế nào đến não bộ chưa?

7 lầm tưởng trong giảm cân

7 lầm tưởng trong giảm cân

Rất nhiều người “đánh vật” với việc giảm cân, nào là detox, nào là nhịn ăn, rồi low-carb… khiến cho việc giảm cân trở nên khó khăn. Giảm cân chỉ gói gọn trong cụm từ “thâm hụt calo” (calories deficit). Nghĩa là lượng calo nạp vào phải ít hơn lượng calo tiêu hao. Đơn giản vậy thôi.

Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Số cân nặng luôn là mục tiêu của nhiều người, nhất là những người cần giảm cân. Rồi họ lao vào tập luyện, thay đổi chế độ ăn uống, số cân nặng vẫn không thay đổi nhiều như mong muốn. Họ thất vọng, họ chán nản, họ căng thẳng, rồi họ lại tăng cân.