Những điều “chả sao cả” đối với lối sống lành mạnh về lâu dài

Theo một lối sống lành mạnh là điều tốt. Tập luyện đều đặn, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe và nghiêm ngặt với bản thân. Thỉnh thoảng bạn “ăn gian” một chút cũng chẳng sao. Vì nếu quá nghiêm túc, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ không thể có một lối sống khỏe mạnh được.

1️⃣. Bạn muốn ăn thêm một miếng bánh thứ hai? Cứ ăn đi, chẳng sao cả! Thêm một miếng bánh không khiến bạn tăng thêm một ký mỡ đâu. Nhưng nhớ là đừng thường xuyên thêm miếng bánh thứ hai nhé.

2️⃣. Bỏ một buổi tập luyện vì ưu tiên một thứ khác quan trọng hơn? Cũng chẳng sao cả! Đừng quá nghiêm trọng rằng bỏ vài buổi tập là cả quá trình cố gắng của bạn bị sụp đổ. Thực tế, điều đó không ảnh hưởng nhiều tới cả quá trình tập luyện của bạn.

3️⃣. Suốt mấy ngày liền chỉ ăn được một ít rau? Chẳng sao đâu! Rau củ tốt và cần thiết cho sức khỏe, nhưng nếu bạn hiểu mình nên ăn uống như thế nào thì thiết một ít rau cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Khi có điều kiện, hãy bổ sung rau xanh.

4️⃣. Ăn ngoài vào ngày cuối tuần? Cũng không sao! “Xả” có một ngày chứ mấy. Nhưng các ngày còn lại trong tuần, hãy cố gắng nấu ăn để đảm bảo dinh dưỡng nhé!

5️⃣. Bạn thấy số bước đi của mình hôm nay chưa đủ “chỉ tiêu”? Cũng không sao! Có nhiều việc giúp bạn tiêu tốn năng lượng nhiều hơn là số lượng bước chân, chẳng hạn lau nhà, nấu ăn, chăm vườn, chơi cùng con cái…

Không có chế độ ăn uống hay thói quen nào là hoàn hảo cả. Nếu như chế độ hiện tại khiến bạn căng thẳng, bỏ lỡ tận hưởng cuộc sống thì thực ra không tốt chút nào cả?

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Khi mình chia sẻ về việc dùng TPBS cho người lớn tuổi, là nhóm người dễ gặp một số vấn đề về dinh dưỡng như các bệnh lý, sự hạn chế hấp thu dưỡng chất do tuổi tác, thói quen ăn uống không lành mạnh từ thời trẻ…, mình thường gặp một số phản đối.

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Vòng một phụ nữ, cụ thể là bầu ngực, nơi mà phụ nữ chúng mình thường đo để coi vòng ngực mình nhiu á, được cấu tạo chính từ mô liên kết và mô mỡ. Mà mỡ thì càng tập càng giảm ạ. Sau một thời gian tập, mình phải giảm size áo ngực luôn.

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Bạn háo hức bắt đầu chương trình tập luyện, rồi bạn thấy sảng khoái sau buổi tập đầu tiên, cho đến ngày hôm sau. Bạn thấy cơ thể ê ẩm như vừa bị đánh, bạn đau khắp người, rồi bạn tự hỏi tập tành kiểu gì mà đau quá thể. (Và có thể bạn sẽ bỏ tập ngay sau đó vì đau). Đó là hiện tượng Đau Cơ Khởi Phát Chậm (Delayed Onset Muscle Soreness – DOMS).

10 tác động của tập luyện tới não bộ

10 tác động của tập luyện tới não bộ

Có lẽ ai cũng biết tập luyện giúp bạn cải thiện sức khỏe, cân nặng cũng như năng lượng. Nhưng bạn đã biết tập luyện tác động thế nào đến não bộ chưa?

7 lầm tưởng trong giảm cân

7 lầm tưởng trong giảm cân

Rất nhiều người “đánh vật” với việc giảm cân, nào là detox, nào là nhịn ăn, rồi low-carb… khiến cho việc giảm cân trở nên khó khăn. Giảm cân chỉ gói gọn trong cụm từ “thâm hụt calo” (calories deficit). Nghĩa là lượng calo nạp vào phải ít hơn lượng calo tiêu hao. Đơn giản vậy thôi.

Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Số cân nặng luôn là mục tiêu của nhiều người, nhất là những người cần giảm cân. Rồi họ lao vào tập luyện, thay đổi chế độ ăn uống, số cân nặng vẫn không thay đổi nhiều như mong muốn. Họ thất vọng, họ chán nản, họ căng thẳng, rồi họ lại tăng cân.