Những PT không nên tập luyện với người (Series PT, chuyện mới kể, Phần 2)

(Kỳ trước: Những người không nên tập với PT)

Làm huấn luyện viên cá nhân (Personal Trainer – PT) cần hai yếu tố là “huấn luyện viên” và “cá nhân“. Thiếu một trong hai thì không thể là PT.
PT-02
1. Huấn luyện viên

Không bàn nhiều. Đã là huấn luyện viên thì trước tiên phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiêm tập luyện. Điều quan trọng là kỹ năng truyền đạt và huấn luyện. Bạn tập giỏi chưa chắc bạn tập cho khách hàng giỏi.

Nếu nghĩ ta đây body 6 múi “chuẩn như Lê Duẩn” là nên làm PT thì nên nghĩ lại, heng. PT đôi khi không cần body chuẩn, nhưng cần kiến thức chuẩn, kinh nghiệm chuẩn để huấn luyện cho khách hàng chuẩn.

Mà đã là PT lại càng phải tập luyện nhiều hơn, trao dồi kiến thức thường xuyên hơn. Nếu không, ở nhà “nghỉ phẻ”, đừng tập cho người khác.

2. ‎Cá nhân

Thiếu phần này thì bạn không thể là PT, mà chỉ là T (Trainer) thôi. Đã là cá nhân thì chương trình tập luyện phải rất cá nhân. Không thể áp dụng một bài cho tất cả.

Tại sao một số người ngại tập với PT? Không phải tiền đâu. Mà là tính cá nhân cho mỗi bài tập đấy. Mỗi khách hàng có một đặc điểm riêng về thể chất (cơ thể, sức khỏe, bệnh có sẵn, những hạn chế…) và tinh thần (vui vẻ, mặc cảm, stress…). PT không thể huấn luyện tất cả như nhau được. Nếu không tạo được chương trình tập luyện phù hợp, nghỉ nhà cho khỏe.

PT mà có suy nghĩ: “mình làm được thì khách hàng cũng làm được” hoặc thúc ép khách hàng tập như mình chứ không phải tập để đạt mục tiêu của họ thì cũng nên ở nhà.

Tóm lại, PT mà không kết hợp được “P” và “T” thì đừng đi tập cho người ta.

Nhưng với chúng ta là khách hàng, thì câu hỏi lớn nhất là làm sao chọn được PT đúng? Thôi hẹn kỳ sau đi. Viết đuối rồi.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Hãy chăm sóc cha mẹ khi còn có thể

Khi mình chia sẻ về việc dùng TPBS cho người lớn tuổi, là nhóm người dễ gặp một số vấn đề về dinh dưỡng như các bệnh lý, sự hạn chế hấp thu dưỡng chất do tuổi tác, thói quen ăn uống không lành mạnh từ thời trẻ…, mình thường gặp một số phản đối.

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Tập ngực có giúp ngực to lên không?

Vòng một phụ nữ, cụ thể là bầu ngực, nơi mà phụ nữ chúng mình thường đo để coi vòng ngực mình nhiu á, được cấu tạo chính từ mô liên kết và mô mỡ. Mà mỡ thì càng tập càng giảm ạ. Sau một thời gian tập, mình phải giảm size áo ngực luôn.

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Đau cơ khởi phát chậm (DOMS)

Bạn háo hức bắt đầu chương trình tập luyện, rồi bạn thấy sảng khoái sau buổi tập đầu tiên, cho đến ngày hôm sau. Bạn thấy cơ thể ê ẩm như vừa bị đánh, bạn đau khắp người, rồi bạn tự hỏi tập tành kiểu gì mà đau quá thể. (Và có thể bạn sẽ bỏ tập ngay sau đó vì đau). Đó là hiện tượng Đau Cơ Khởi Phát Chậm (Delayed Onset Muscle Soreness – DOMS).

10 tác động của tập luyện tới não bộ

10 tác động của tập luyện tới não bộ

Có lẽ ai cũng biết tập luyện giúp bạn cải thiện sức khỏe, cân nặng cũng như năng lượng. Nhưng bạn đã biết tập luyện tác động thế nào đến não bộ chưa?

7 lầm tưởng trong giảm cân

7 lầm tưởng trong giảm cân

Rất nhiều người “đánh vật” với việc giảm cân, nào là detox, nào là nhịn ăn, rồi low-carb… khiến cho việc giảm cân trở nên khó khăn. Giảm cân chỉ gói gọn trong cụm từ “thâm hụt calo” (calories deficit). Nghĩa là lượng calo nạp vào phải ít hơn lượng calo tiêu hao. Đơn giản vậy thôi.

Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Số cân nặng luôn là mục tiêu của nhiều người, nhất là những người cần giảm cân. Rồi họ lao vào tập luyện, thay đổi chế độ ăn uống, số cân nặng vẫn không thay đổi nhiều như mong muốn. Họ thất vọng, họ chán nản, họ căng thẳng, rồi họ lại tăng cân.