Yoga sai dẫn đến đau cột sống

Chú thích của Mai Ngọc Hà: bài này Hà “chỉa” từ Facebook của Master Sridevi Tố Hải. Hà copy lại đây để dễ tìm thấy hơn khi cần.

CỘT SỐNG BỆNH NẶNG HƠN SAU 2 NĂM TẬP YOGA SAI

Sáng nay có một chị đã tập yoga tại một trung tâm văn hóa được 2 năm. Chị kể lúc đầu vì chị đau cột sống, đi khám bác sỹ bảo có nguy cơ lão hóa nên chị đi tập yoga và chị hết đau thật. Từ đó chị say mê luyện tập cho đến hôm nay, sau gần 2 năm chị bị đau nhiều hơn, nhức buốt, đi khám chụp phim lại kết quả là: thoái hoá đốt sống, thoát vị đĩa đệm và lún cột sống đây thắt lưng, người chị thì xanh xao vàng vọt….

Hình chỉ mang tính minh họa

Hình chỉ mang tính minh họa

 

Mình coi bệnh và khí xong thì hiểu ra: Chị đã tập yoga sai trong một thời gian dài nên cột sống của chị đã hỏng hoàn toàn!

Tôi sẽ giải thích tại sao ngay hầu mong các huấn luyện viên yoga để tâm vào học viên của mình hơn, kẻo vô tình hại người bạn nhé!

Vì khi một người đã bị đau cột sống tức là cột sống họ đã có dấu hiệu bất thường, thông thường là do tư thế sai lâu ngày tạo nên. Nếu thời gian đầu, sự đau nhức ở đây chỉ là do mỏi cơ, tắc khí thì y khoa không phát hiện ra đâu nhé. Vì vậy khi họ đến học yoga, họ sẽ cảm thấy đỡ hẳn, thậm chia thoải mái hơn. Nếu mọi việc chỉ dừng lại ở đây thì không sao nhưng họ và huấn luyện viên của họ đa phần sa vào việc tham luyện tập các thế khó KHI CƠ THỂ CHƯA SẴN SÀNG nên sau 1, 2 năm sẽ xảy ra hiện tượng đau buốt hay nhức âm ỉ nhiều hơn. CƠ THỂ CHƯA SẴN SÀNG là như thế nào? Là ý tôi muốn nói ở đây là cơ thể CHƯA CÂN BẰNG & THÓI QUEN XẤU CHƯA THAY ĐỔI vì với các thế tập yoga tất cả đều tác động vào cột sống, nên nếu chưa cân bằng cột sống của bạn sẽ bị nặng hơn khi tập yoga bạn nhé!

Chị đến với tôi và tôi bảo chị thử tập cho tôi vài động tác, chị lên rất ngọt và HOÀN TOÀN SAI KỸ THUẬT. Hậu quả là nước mắt chảy và hỏi tôi: “Sao em tập yoga chuyên cần mà vẫn đau hả cô, bây giờ còn bị nặng hơn?”

Chị ơi, việc tập yoga không đúng, không hiểu cơ địa mình và điều chỉnh thói quen cho cột sống thẳng hàng ngày và ý thức giữ cột sống thẳng trong khi tập, nhất là khi tập nặng thì chỉ gây hại cho cột sống mà thôi. Vì một lớp yoga mà KHÔNG CÓ KHÍ THÌ XEM NHƯ LAO ĐỘNG NẶNG. Mà lao động nặng ở đây tác động lên chính cột sống của chị . Việc luyện tập phải thực sự đưa được khí vào cơ khớp trong khi luyện tập thì đó mới là yoga!” – tôi đã trả lời thế đấy.

Bài viết trước tôi đã nói rõ việc “Yoga là thiền động, thiền là yoga tĩnh” vì lý do này, người tập phải luôn TẬP TRUNG, TỈNH THỨC & NHẬN BIẾT chính mình trong từng thế tập và rất quan trọng trong việc ý thức MÀN ẢO GIÁC do chính mình, huấn luyện viên, hay bạn cùng lớp tạo ra.

Đã có rất nhiều huấn luyện viên lâu năm bị những cơn đau cột sống hành hạ mà họ không nói ra…. Và số ít trong đó đến với tôi học lại từ đầu về chữa trị cho mình! Chợt nhớ một chị bạn tôi bảo tôi hãy viết tại sao tôi luyện tập mà vẫn luôn có da thịt và sung sức chứ không như các yogi khác. Tôi nghĩ rằng thói quen, lối sống, tư duy và ý thức luyện tập của tôi quyết định điều đó chứ không phải THẾ TẬP!

Rất may là chị đã quyết định học lại từ đầu ở đây, tôi sẽ mất 2 năm để phục hồi cột sống cho chị đấy! Viết note này chợt nghĩ: đam mê mà thiếu hiểu biết chỉ hại người, hại mình bạn nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 bài tập yoga giúp giảm căng thẳng

7 bài tập yoga giúp giảm căng thẳng

Stress là vấn đề chúng ta đối mặt hàng ngày. Tùy từng trường hợp mà mức độ nặng hay nhẹ. Hãy thực hiện những động tác gợi ý này để giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày nhé.

Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang

Đây là tư thế phổ biến trong yoga, là một phần trong chuỗi Chào Mặt Trời. Hãy xem các lợi ích của tư thế Rắn hổ mang (Cobra Pose hoặc Bhujangasana) nhé.

Tư thế yoga cho từng cung hoàng đạo

Tư thế yoga cho từng cung hoàng đạo

Mỗi cung hoàng đạo phù hợp với một tư thế trong yoga. Bởi đặc điểm của tư thế cũng chính là đặc điểm của cung hoàng đạo đó. Hãy tham khảo nhé.

Tại sao không nên ăn no trước khi tập yoga

Tại sao không nên ăn no trước khi tập yoga

Ngày xửa ngày xưa, à không, ngày nảy ngày nay, có một gia đình nọ (là cơ thể chúng ta), có hai anh em tên Bao Tử (là một cơ quan trong hệ Tiêu hóa) và Phổi (hệ Hô Hấp) cùng sống với bà mẹ Não Bộ (hệ Thần kinh). Hai anh em ở chung một căn phòng bé tí (cơ thể) và bà mẹ thì chỉ có thể giải quyết mỗi đứa một lần.