Mất cân bằng trong yoga: Làm sao biết?

Chú thích của Mai Ngọc Hà: bài này Hà “chỉa” từ Facebook của Master Sridevi Tố Hải. Hà copy lại đây để dễ tìm thấy hơn khi cần.

CÁCH TỰ XÁC ĐỊNH SỰ MẤT CÂN BẰNG TRONG CƠ THỂ VÀ PHÒNG TRÁNH

Bài viết về hậu quả Yoga Sai của tôi đã dấy lên sự lo lắng cho các bạn vì vậy tôi thấy trách nhiệm của mình phải viết tiếp nhằm hỗ trợ các bạn từ xa được nhiều hơn.

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

NGUYÊN NHÂN

Thưa các bạn, mỗi cơ thể chúng ta đa phần đều mất cân bằng vì nhiều nguyên do, dù ít hay nhiều:

  1. Bẩm sinh: do tư thế các bạn nằm trong bụng mẹ hay do tư thế bế em bé sai của người lớn.
  2. Thói quen thuận tiện: đa phần vì thói quen dùng tay phải hoặc tay trái nên tay thường dùng, chân thường bước trước sẽ to hơn bên còn lại. Hãy chú ý bạn sẽ thấy bạn thường bước len cầu thang quen thuộc của mình bằng chân nào và thường kéo vali bằng tay nào thì bạn sẽ hiểu.
  3. Công việc ngồi nhiều: tuy theo cơ địa của bạn mà bạn sẽ bị lão hóa sớm từng cùng cột sống nhé!
  4. Tướng đứng và dáng đi
  5. Lười: nằm ghế lười, nửa nằm nữa ngồi , ngồi đâu dựa đó , dáng đứng một chân trụ.

Và còn nhiều lý do nữa….

HẬU QUẢ

Ngắn hạn:

Bạn thường xuyên mệt mỏi, mỏi cơ, vẻ người kêu răng rắc , hay buồn ngủ , nhức đầu, có cảm giác đau nhức khi đứng ngồi, thậm chí nằm lâu 1 tư thế !

Dài hạn:

1. Hại về thể trạng

Cột sống lệch vẹo nên chỗ nào lệch thì chỗ đó nguy cơ thoát vị đĩa đệm, chèn thần kinh, mòn và lão hóa đĩa đệm sớm. Chỗ nào vẹo sâu gây ra đau buốt, mất cảm giác từng vùng. Đi bác sỹ chắc chắn mời lên bàn mổ.

2. Hại về khí:

Khí không lưu thông được trên các đoạn tắc nghẽn mà mỗi đoạn là đều tác động vào thần kinh, cơ quan nội tạng liên quan vị trí đó, mà khí như máu, vì vậy sẽ làm suy yếu hay ủ bệnh vùng cơ quan đó .

DO VẬY TRƯỚC KHI TẬP YOGA HÃY LÀM CÁC BƯỚC SAU

1. Giơ hai tay và hai chân ra kiểm tra bên nào nhỏ hơn thì tập nhiều về bên nhỏ. Coi tỉ lệ và thời gian tập thì tôi phải nhìn mới tư vấn được, nên an toàn nhất bạn nên tập 10:12 (tức là bên to 10, bên nhỏ 12) và luôn dồn ý chí và lực về bên nhỏ, đồng thời cũng trụ lâu hơn về bên nhỏ. Kiểm tra lại hàng tháng nhé.

2. Khi kiểm tra tay chân mà thấy to nhỏ bị ngược nhau. Ví dụ: tay phải to, chân phải nhỏ, thì đích thị bạn đã vẹo cột sống thì chỉ nên tập vừa đủ khỏe, đừng ham vào việc vặn vẹo các thế sâu. Nếu có điều kiện nên học một lớp chuyên nghiệp rồi về tập tiếp.

3. Đứng trước gương xoay dọc người lại để bạn thấy được mông của mình, khuỵ gối xuống tư thế cái ghế, hai chân song song khoảng 5 -10 phút giữ nguyên và cảm nhận hai chân có run và mỏi đều không nhé. Nếu có một bên chân run còn một bên lưng mỏi buốt thì khi tập gập người ra phía trước nên đi chéo tay, cố gắng kéo dãn bên yếu và đau ra hàng ngày nhé.

4. Sau một tháng tập yoga mà có nơi nào trên lưng đau buốt, tôi nhấn mạnh đau buốt chứ không phải ê ẩm thì ngưng tập ngay nhé. Hãy nghỉ ngơi và tìm thầy phù hợp. Yoga có khát năng tự phục hồi nếu tập đúng nên đừng quá áp lực và lo lắng nhé!

Tôi rất yêu quý các bạn với tinh thần của người yogi và là con chung của mẹ vũ trụ. Thời gian tới tôi theo một dự án yoga phục hồi lớn nên sợ không có thời gian chia sẻ với các bạn nên sẽ cố gắng chăm chỉ viết lên đây. Hy vọng có ích cho mọi người!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 bài tập yoga giúp giảm căng thẳng

7 bài tập yoga giúp giảm căng thẳng

Stress là vấn đề chúng ta đối mặt hàng ngày. Tùy từng trường hợp mà mức độ nặng hay nhẹ. Hãy thực hiện những động tác gợi ý này để giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày nhé.

Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang

Đây là tư thế phổ biến trong yoga, là một phần trong chuỗi Chào Mặt Trời. Hãy xem các lợi ích của tư thế Rắn hổ mang (Cobra Pose hoặc Bhujangasana) nhé.

Tư thế yoga cho từng cung hoàng đạo

Tư thế yoga cho từng cung hoàng đạo

Mỗi cung hoàng đạo phù hợp với một tư thế trong yoga. Bởi đặc điểm của tư thế cũng chính là đặc điểm của cung hoàng đạo đó. Hãy tham khảo nhé.

Tại sao không nên ăn no trước khi tập yoga

Tại sao không nên ăn no trước khi tập yoga

Ngày xửa ngày xưa, à không, ngày nảy ngày nay, có một gia đình nọ (là cơ thể chúng ta), có hai anh em tên Bao Tử (là một cơ quan trong hệ Tiêu hóa) và Phổi (hệ Hô Hấp) cùng sống với bà mẹ Não Bộ (hệ Thần kinh). Hai anh em ở chung một căn phòng bé tí (cơ thể) và bà mẹ thì chỉ có thể giải quyết mỗi đứa một lần.