Yoga không gây viêm khớp gối

Tui đã gây ra một “tội lỗi hồn nhiên” khiến một số người hoang mang. Cụ thể là gần đây Hà tui có đăng một bài kể chuyện mình đi chụp cắt lớp (MRI) khớp gối và phát hiện bị viêm khớp gối. Trong bài viết có đề cập một chi tiết khiến người đọc hiểu nhầm là tập yoga gây viêm khớp gối và bị chấn thương cột sống. Hic, khổ quá. Hà tui xin đính chính ạ.

Viêm khớp gối là chẩn đoán của bác sĩ nội khoa sau khi chụp phim MRI. Đây là chẩn đoán chung chung. Viêm khớp gối có nhiều dạng lắm. Cụ thể với trường hợp của tui là “nhuyễn sụn xương bánh chè”, tên chuyên ngành là Chondromalacia Patella (còn gọi là CMP), tên “bình dân” là Runner’s Knee, nghĩa là sụn dưới phần xương bánh chè bị mềm đi. Bệnh này thường xảy ra với vận động viên điền kinh, và nữ thường mắc bệnh hơn nam. Google hoặc Youtube để hiểu rõ hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây ra CMP nói riêng và viêm khớp gối nói chung. Nhưng nguyên nhân của tui có thể là:

  1. Cấu trúc khung xương

Phần này hơi phức tạp, nhưng có thể hiểu là toàn bộ khung xương từ đỉnh đầu đến bàn chân nếu không “đúng chuẩn” thì cũng có thể dẫn đến các chứng đau cột sống, đau khớp gối. Và tui ngày càng nhận rõ những triệu chứng liên quan của cột sống, đùi phải, khớp gối phải. Thật ra phần xương chân của mình bị cong từ nhỏ. Đó có thể là một nguyên nhân.

Nói thêm phần này, nếu trẻ em có hội chứng bàn chân bẹt (Flat Feet) thì nên cho trẻ đi chữa trị sớm để lớn lên không gặp các vấn đề về xương, khớp nguy hiểm.

  1. Đi nhiều

Tui đi leo núi nhiều. Cái này chắc khỏi cần nói thêm. Nhưng quan trọng là tui cũng hơi chủ quan nên không bảo vệ gối gì cả. Hồi leo Fansipan cũng có nghĩ đến việc bảo vệ gối và mắt cá, nhưng rồi cũng không làm gì. Hai năm gần đây còn đi trekking nhiều mà cứ “phơi phơi”.

  1. Đau cột sống dưới dẫn đến đau gối

Đọc tài liệu thì biết rõ sự liên quan này lắm, nhưng mà tui không nói ở đây. Ai muốn có thể tìm hiểu. Tui bị chấn thương cột sống trong lúc chụp hình yoga (lại do chủ quan) dẫn chèn dây thần kinh cột sống phía phải. Sau đó thì có lần bị ngã xe, chấn thương nhẹ vùng mông phải, gây đau xương chậu phía phải nhiều hơn. Giờ thì bị viêm gối phải. Chắc có liên quan hết đó ạ.

  1. Tập nhiều

Thời gian gần đây còn đi bộ nhiều và chạy nhiều nữa. Tập tạ nặng cũng gây ảnh hưởng đến xương chân. Trọng lượng toàn bộ phần trên của cơ thể dồn hết lên xương đùi và xương bàn chân.

 

Yoga không gây ra chấn thương, mà chính yoga giúp cho chứng bệnh hoặc cơn đau đến chậm hơn. Nếu không tập yoga, hẳn tui đã bị đau gối hoặc bị viêm lâu rồi chứ không đến giờ này. Thế nên, yoga không phải là nguyên nhân đâu ạ.

Sẵn chia sẻ nguyên nhân thì chia sẻ luôn cách ngăn ngừa. Tui không phải là bác sĩ nên không dám khuyên răn gì, chỉ rút kinh nghiệm thôi:

  • Tập luyện vừa phải và đúng tư thế.
  • Nếu đi trek nữa thì phải mang dụng cụ bảo vệ gối (kneepad). Khả năng cao là tháng 6 và tháng 7 lại đi.
  • Hạn chế vận động mạnh nếu đang bị đau.
  • Uống nước nhiều. Uống nước nhiều và uống nước nhiều.
  • Tập yoga đều đặn và thường xuyên. Tập trung vào phần khí (pranayama) hơn là các thế (asana).
Hình minh họa cái kneepads cute cute, nhưng chỉ làm đẹp thôi chứ không có bảo vệ gối trong các hoạt động mạnh được đâu.
Hình minh họa cái kneepads cute cute, nhưng chỉ làm đẹp thôi chứ không có bảo vệ gối trong các hoạt động mạnh được đâu.

Còn nếu bị đau gối thì chữa thế nào? Tốt nhất là đi khám. Và nên khám ít nhất 2 nơi khác nhau với hai bác sĩ khác nhau. Khoan vội mua thuốc tốn tiền, vì thường các bệnh liên quan đến xương, khớp không chữa bằng thuốc mà chữa bằng vật lý trị liệu. Khi nào cả hai bác sĩ khuyên uống thuốc thì hãy mua sau cũng chưa muộn.

Hết phần đính chính. Cám ơn đã đọc.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

7 bài tập yoga giúp giảm căng thẳng

7 bài tập yoga giúp giảm căng thẳng

Stress là vấn đề chúng ta đối mặt hàng ngày. Tùy từng trường hợp mà mức độ nặng hay nhẹ. Hãy thực hiện những động tác gợi ý này để giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày nhé.

Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang

Đây là tư thế phổ biến trong yoga, là một phần trong chuỗi Chào Mặt Trời. Hãy xem các lợi ích của tư thế Rắn hổ mang (Cobra Pose hoặc Bhujangasana) nhé.

Tư thế yoga cho từng cung hoàng đạo

Tư thế yoga cho từng cung hoàng đạo

Mỗi cung hoàng đạo phù hợp với một tư thế trong yoga. Bởi đặc điểm của tư thế cũng chính là đặc điểm của cung hoàng đạo đó. Hãy tham khảo nhé.

Tại sao không nên ăn no trước khi tập yoga

Tại sao không nên ăn no trước khi tập yoga

Ngày xửa ngày xưa, à không, ngày nảy ngày nay, có một gia đình nọ (là cơ thể chúng ta), có hai anh em tên Bao Tử (là một cơ quan trong hệ Tiêu hóa) và Phổi (hệ Hô Hấp) cùng sống với bà mẹ Não Bộ (hệ Thần kinh). Hai anh em ở chung một căn phòng bé tí (cơ thể) và bà mẹ thì chỉ có thể giải quyết mỗi đứa một lần.